Cẩu kỉ tử ( 枸杞子)

 



- Tên và nguồn gốc -
- Tên thuốc: Cẩu kỷ tử (Xuất xứ: Biệt lục)
- Tên khác: Cẩu khởi tử(苟起子),  Điềm thái tử(甜菜子),  Kỉ tử(杞子), Hồng thanh tiêu (红青椒), Cấu đề tử(构蹄子), Cẩu nãi tử(狗奶子), Cẩu kỉ quả(枸杞果), Địa cốt tử (地骨子), Cẩu gia gia(枸茄茄), Hồng nhĩ trụy (红耳坠), Huyết cẩu tử(血枸子, Cẩu địa nha tử(枸地芽子), Cẩu kỉ đậu (枸杞豆), Huyết kỉ tử(血杞子).
- Tên Trung văn: 枸杞子 GOUQIZI
- Tên Anh văn: Barbary Wolfberry Fruit, Fruit of Barbary Wolfberry, Fruit of MaTCMLIBimonyvine
- Tên La tinh: Lycium barbarum L.[L. halimifolia-um Mill]
- Nguồn gốc:  Là quả đã chín của Cẩu kỉ hoặc Ninh Hạ cẩu kỉ thực vật họ Cà (Solanaceae).

- Phân bố môi trường sống -
Môi trường sinh thái: Sinh sống ở vùng ven núi, rãnh nước và sườn núi hoặc hố nước và nơi kênh nước v.v… Mọc hoang và nuôi trồng đều có.
Phân bố ở các vùng Hoa Bắc, Tây Bắc (Trung Quốc). Các nơi khác cũng có nuôi trồng.
 - Thu hoạch -
Mùa Hạ, Thu lúc quả đã chín thu hái, bỏ đi cuống quả, để nơi râm mát hong gió đến khi vỏ quả nổi lên vết nhăn, lại phơi nắng đến khi vỏ ngoài khô cứng, thịt quả mềm mại là được. Gặp lúc trời mưa có thể dùng lửa nhỏ sấy khô.
- Bào chế -
Sàng sạch tạp chất, nhặt bỏ cuống và núm còn lại. Dùng sống.
Cương mục: Phàm dùng Cẩu kỉ, nhặt sạch cuống cành, lấy thứ tươi sáng rửa sạch, ngâm rượu 1 đêm, giã nát cho vào thuốc.
- Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, bình.
- Trung dược học: Ngọt, bình.
- Biệt lục: Hơi hàn, không độc.
- Dược tính luận: Vị ngọt, bình.
- Thực liệu bản thảo: Lạnh, không độc.
- Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển:Vào kinh Can, Thận.
- Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.
- Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Túc thiếu âm, Túc quyết âm.
- Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc thiếu âm Thận kinh, Thủ thiếu âm tâm.
- Yếu dược phân biệt: Vào 2 kinh Can, Vị kiêm kinh Phế.
 - Công dụng chủ trị -
Tư Thận, nhuận Phế, Bổ Can, sáng mắt. Trị Can Thận âm khuy, eo lưng gối mỏi mềm, choáng đầu, hoa mắt, mắt lờ mờ nhiều nước mắt, ho hư lao, tiêu khát, di tinh.
- Đào Hoằnh Cảnh: Bổ ich tinh khí, cường thịnh âm đạo.
- Dược tính luận: Năng bổ ích tinh các chứng bất túc, đổi nhan sắc, thay trắng, sáng mắt, an thần.
- Thực liệu bản thảo: Mạnh gân chống lão hóa, trừ phong, bổ ích gân xương, có ích cho người, trừ hư lao.
- Vương Hảo Cổ: Chủ bệnh Tâm khô cổ họng, đau tim, khát gây uống, bệnh Thận tiêu trung.
- Cương Mục: Tư Thận, nhuận Phế, sáng mắt.
- Bản thảo thuật: Trị Can phong huyết hư, mắt đỏ đau ngứa lờ mờ có màng che. Trị trúng phong huyền vựng (choáng đầu hoa mắt), hư lao, các chứng thấy huyết chứng, ho ra máu, nuy, ngất (quyết), co rút, tiêu đản, thương táo, di tinh, xích bạch trọc, cước khí, hạc tất phong.
- Ứng dụng -
Chứng Can Thận âm hư và suy sớm. Bổn phẩm có thể tư âm trong Can Thận, là loại bình bổ Thận tinh Can huyết. Trong phương thuốc điều trị tinh huyết bất túc gấy nên thị lực giảm, mắt lờ mờ đục nhân mắt, choáng đầu mắt hoa, lưng gối đau mỏi, di tinh hoạt tiết, tai điếc, răng lung lay, râu tóc bạc sớm, mất ngủ nhiều mộng cùng với chứng Can Thận âm hư, sốt cơn mồ hôi trộm, tiêu khát v.v….đều rất thường dùng. Có thể đơn dụng, hoặc phối ngũ với loại bổ Can Thận, ích tinh bổ huyết. Như (Thọ thế bảo nguyên) Cẩu kỉ cao đơn dụng bổn phẩm nấu cao uống; Thất bảo mỹ nhiệm đan (Tích thiện đường phương) cùng dùng nó với Hoài ngưu tất, Thỏ ty tử, Hà thủ ô v.v… Dùng nó có thể sáng mắt, cho nên dùng nhiều vào chứng 2 mắt khô rít, đục nhân mắt, mắt lờ mờ do Can Thận âm hư hoặc tinh khuy huyết hư, thường cùng dùng với Thục địa, Sơn thù du, Sơn dược, Cúc hoa v.v…, như Kỷ Cúc địa hoàng hoàn (Y cấp).
- Kiêng kỵ -
- Bản thảo kinh sơ: Tỳ Vị bạc nhược, người thường tiêu chảy chớ uống.
- Bản thảo hối ngôn: Tỳ Vị có hàn đàm lãnh tích chớ uống.
- Bản kinh phùng nguyên: Người nguyên dương khí suy, âm hư, tinh hoạt dùng thận trọng.
- Bản thảo toát yếu: Được Thục địa thì tốt.
 - Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: Bổn phầm hàm chứa betaine, polysaccharide, mỡ thô, protein thô, thiamine,  riboflavin, thành phần nguyên tố vi lượng và nicotinic acid v.v… (Trung dược học).
2. Tác dụng dược lý: 
Cẩu kỉ tử có tác dụng xúc tiến miễn dịch, đồng thới có tác dụng điều tiết miễn dịch; có thể tăng cao mức testosterone máu, gây tác dụng cường tráng; có tác dụng xúc tiến công năng tạo máu; đối với người sức khỏe bình thường có tác dụng tăng bạch cầu rõ rệt; còn có tác dụng chống suy lão, chống đột biến, chống ung thư (antineoplastic), hạ mỡ máu, bảo hộ gan và chống gan nhiễm mỡ, hạ đường huyết, hạ huyết áp (Trung dược học).

- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:Trị Can Thận bất túc, mắt hoa, hoặc đau mắt khô rít: Thục địa hoàng, Sơn thù nhục, Phục linh, Sơn dược, Đan bì, Cẩu kỉ tử, Cúc hoa. Luyện mật làm hoàn.
(Y cấp – Kỉ cúc địa hoàng hoàn)


+ Phương 2:
Trị hư lao hư tổn: Cẩu kỉ tử 3 thăng, Can đia hoàng (cắt), Thiên môn đông 1 thăng. 3 vị trên giã nhỏ, phơi cho khô, dùng lưới sàng, mật hòa làm hoàn, lớn như viên đạn, ngày 2 lần.
(Cổ kim lục nghiệm phương – Cẩu kỉ hoàn)


+ Phương 3:
Bổ hư, sanh cơ thịt, ích nhan sắc, béo khỏe người: Cẩu kỉ tử 2 thăng. Rượuu nho 2 thăng, quắp vụn, thêm rượu ngâm 7 ngày, lọc bỏ bã, uống bất cứ lúc nào.
(Diên niên phương - Cẩu kỉ tử tửu)


+ Phương 4:
Trị hư lao, hạ tiêu hư thương, hơi khát, tiểu tiện nhiều lần: Cẩu kỉ tử 1 lượng, Hoàng kì 1, 5 lượng (cắt), Nhân sâm 1 lượng (bỏ đầu mấm), Quế tâm 3 phân, Đương qui 1 lượng, Bạch thược dược 1 lượng. Giã sàng làm bột. Mỗi lần uổng 3 chỉ, dùng nước 1 chén vừa, cho vào Sanh khương nửa phân, táo 3 trái, kẹo mạch nha nửa phân, sắc đến 6 phân, bỏ bã, uống ấm trước bửa ăn.
(Tháng Huệ phương – Cẩu kỉ tử tán)


+ Phương 5:
An thần dưỡng huyết, tư âm tráng dương, ích trí, mạnh gân xương, sáng da, giữ nhan sắc: Cẩu kỉ tử (bỏ cuống) 5 thăng, Viên nhãn nhục 5 cân. 2 vị trên, dùng nước giếng 50 cân, dùng nồi đất củi dâu lửa riu riu sắc vậy, dần dần thêm nước sắc đến Kỉ Viên không mùi, 1 phương bỏ bã, lại lửa riu riu sắc thành cao, lấy ra, lọ sứ thu trữ. Không câu nệ thời gian uống liền 2, 3 muỗng canh.
(Nhiếp sanh bí phẫu – Kỉ viên cao)


+ Phương 6:
Trị Can hư hoặc gặp gió chảy nước mắt: Cẩu kỉ tử 2 thăng. Giã nát, bỏ vào trong túi lụa. Bỏ vào trong lọ, dùng rượu 1 đấu ngâm cạn, đóng kín chớ tiết khí, ba bảy ngày. Mỗi ngày uống vậy, tỉnh táo chớ say.
(Thánh Huệ phương)


+ Phương 7:
Mắt đỏ sinh màng che: Cẩu kỉ tử giã nước, ngày điểm 3, 5 lần.
(Trửu hậu phương)


+ Phương 8: 
Lấy Cẩu kỉ tử rửa sạch, sấy khô, giã nát, mỗi ngày uống 20g, phân 2 lần nhai nuốt lúc bụng đói, 2 tháng là 1 liệu trình, điều trị viêm bao tử teo mạn tính, có hiệu quả nhất định.
(Tạp chí Trung y 1987,2:12)

+ Phương 9: Dùng Cẩu kỉ tử, Nữ trinh tử, Đường đỏ chế thành xung tể, uống sau bửa ăn 30 phút, 1 ngày 2 lần, 4 ~ 6 tuần là 1 liệu trình, điều trị chứng mỡ máu cao có hiệu quả nhất định.
(Tạp chí Trung dược Trung Quốc, 1991,6:372)


+ Phương 10:  - Thành phần: Tang thầm tử 300g, Thục địa 259g; Hạn liên thảo, Chế Hà thủ ô mỗi vị 200g, Bắc câu kỉ 150g, Thỏ ty tử, Đương qui, Đan sâm mỗi vị 100g, Mật ong lượng vừa đủ.
- Cách dùng: Theo chế pháp mật hoàn Trung dược chế sẳn để dành dùng. Lúc dùng, mỗi ngày sáng tối uống 1 lần, mỗi lần 9g. Cùng lúc uống thuốc, phối hợp xoa bóp nhẹ ngay chổ da đầu sinh tóc bạc . Mỗi lần 3 ~5 phút, sáng tối 1 lần, đến khi bệnh khỏi thì thôi.
- Hiệu quả điều trị: Thuốc trên điều trị thanh thiếu niên tóc bạc 12 ca, hiệu quả trị liệu ổn định, đều trị khỏi. 


+ Phương 11:
-Thành phần: Bạch truật, Đương qui, Sung úy tử, Câu kỉ tử, Xa tiền tử, Hương phụ, Bạch thược mỗi vị 10g; Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Sanh địa, Hạ khô thảo mỗi vị 15g; Thanh tương tử 12g, Cam thảo 3g
-Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
-Chứng thích ứng: Đục thủy tinh thể.

+ Phương 12:
-Thành phần: Hoàng kỳ, Toàn đương qui mỗi vị 20g; Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Câu kỉ tử, Trạch lan, Hương phụ mỗi vị 15g, Ích mẩu thảo 30g; Ngũ linh chi, Bồ hoàng, Sài hồ, Vương bất lưu hành, Bạch thược, Tiêu bạch truật mỗi vị 10g; Trầm hương, Sinh cam thảo mỗi vị 5g.
-Cách dùng: Thuốc trên sau khi sắc nước 3 lần hợp các dịch thuốc lại, phân sớm tối 2 lần uống ấm. Mỗi ngày 1 thang.
-Hiệu quả trị liệu: Dùng phưong này điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ 75 ca, trị khỏi 73 ca, vô hiệu 2 ca.




Biên sọan và dịch thuật Trần Hòang Bảo 



Đông trùng hạ thảo ( 冬虫夏草 )

- Tên và nguồn gốc -
- Tên thuốc: Đông trùng hạ thảo
                 (Xuất xứ:  Bản thảo tòng tân).
- Tên khác: Hạ thảo đông trùng (夏草冬虫),
                 Trùng thảo(虫草).
- Tên Trung văn: 冬虫夏草 DONGCHONGXIACAO
- Tên Anh văn: Chinese Caterpillar Fungus

- Tên La tinh: Cordyceps sinensis(Berk.)Sacc.[Sphaeria sinensis Berk.]


- Nguồn gốc:   Là phức hợp thể của chất đệm khuẩn 
Đông trùng hạ thảo Cordyeps sinensis(Berk.)Sacc 
thực vật họ Mạch Giác Khuẩn (Clavicipitaceae) và 
xác ấu trùng mang kí sinh của nó Trùng thảo 
Biên bức nga v.v… côn trùng họ 
Biên bức nga ( Hepialidae). 



Chất đệm Đông trùng hạ thảo

- Thu hoạch bào chế -
Trước sau hạ chí, lúc tuyết chưa tan chảy vào núi thu nhặt, lúc này chất đệm phần nhiều lộ trên mặt tuyết, quá muộn thì tuyết sẽ tan, cỏ tạp sanh trưởng, không dễ tìm kiếm, và lại trùng thể khô héo trong đất, không hợp dùng thuốc. Sau khi đào lên, lúc trùng thể ướt chưa khô, bỏ đi bùn đất và màng ngoài lớp bên ngoài, phơi khô, hoặc dùng rượu vàng phun cho mềm, chỉnh cho bằng thẳng, cứ mỗi 7 ~ 8 con dùng chỉ đỏ bó thành bó nhỏ, dùng lửa nhỏ sấy khô.
 - Phân bố môi trường sống -
Sản xuất ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Qúy Châu, Vân Nam, sản lượng Tứ Xuyên lớn nhất. Ngoài ra các vùng Tây tạng, Cam Túc v.v... cũng có sản xuất.
 
- Hình thái -
Chất đệm Tử nang khuẩn (ascomycetes) ra từ phần đầu ấu trùng chủ, mọc đơn, dài nhỏ như hình cái vồ, dài 4 ~ 11 cm, phần cuống không sinh dài 3~ 8cm, đường kính 1,5 ~ 4cm; phần trên là bộ phận đầu chất đệm, hơi phình to, hình trụ tròn, dài 1,5 ~ 4cm, sắc nâu, ngoài bộ phận nhỏ ở đầu mút ra, đa số tử nang xác dày đặc; phần lớn tử nang xác vùi lấp bên trong chất đệm, đầu mút lồi bên ngoài chất đệm, hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 250~ 500 micron, đường kính 80~ 200 micron, mỗi một bên trong tử nang xác đa số là tử nang hình tia dạng dài nhỏ; mỗi một bên trong tử nang có 8 cái tử nang bào tử có màng cách.
Vật chủ là ấu trùng côn trùng loài bướm, bộ cánh cứng v.v…., sợi nấm mùa đông xâm nhập sống ẩn trong vào trong cơ thể ấu trùng trong đất, làm cho trùng thể đầy sợi nấm mà chết. Mùa hè mọc ra chất đệm.
- Đặc điểm -
Đông trùng hạ thảo là trùng thể và chất đệm nấm liên kết nhau mà thành, dài cả thảy 9 ~ 12 cm. Trùng thể như tằm trưởng thành 3 lần lột xác, dài độ 3 ~ 6cm, chu vi độ 0,4 ~ 0,7 cm. Bề ngoài sắc vàng sẩm, xù xì, phần lưng đa số là nếp nhăn ngang, mặt bụng có 8 đôi chân, 4 đôi ở giữa bụng trùng thể rõ ràng dễ thấy. Ruột trong mặt cắt đầy chắc, sắc trắng, hơi vàng, mép vòng quanh sắc vàng sẩm rõ rệt. Chất đệm nấm mọc ra từ phần đầu trùng thể, hình gậy, cong ngoằn, phần trên hơi phình to. Mặt ngoài sắc nâu tro hoặc sắc nâu đen, dài có thể tới 4 ~ 8 cm, đường kính độ 0,3 cm. Lúc bẻ gẫy ruột trong rỗng, sắc phấn trắng. Hơi hôi, vị nhạt. Dùng trùng thể sắc vàng sáng bóng, mập đầy, mặt cắt sắc trắng vàng, chất đệm khuẩn ngắn nhỏ là tốt.
 - Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, ấm.
- Bản thảo tòng tân: Ngọt, bình.
- Dược tính khảo: Vị ngọt, tính ấm.
- Bản thảo tái tân: Có độc nhỏ.
- Thanh Hải dược tài: Vị ngọt chua, tính bình, khí thơm.
 - Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Thận, Phế.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Phế, Thận.
 - Công dụng và chủ trị -
Bổ hư tổn, ích tinh khí, cầm ho hóa đàm. Trị suyễn ho đàm ẩm, hư suyễn, lao khái (ho lao), khạc huyết, tự hãn đạo hãn, dương nuy di tinh, lưng gối đau mỏi, sau khi bệnh hư yếu không bình phục.
- Bản thảo tòng tân: Bảo Phế ích Thận, cầm máu hóa đàm, bỏ lao khái.
- Dược tính khảo: Bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn.
- Cam viên tiểu thức: Dùng ngâm rượu vài gốc ăn vậy, trị khoan giữa lưng gối đau đớn, có công ích Thận.
- Cương mục thập di: Phan Hữu Tân nói rằng trị cách chứng, Chu Kiêm Sĩ nói rằng trị cổ trướng. 
- Hiện đại thực dụng Trung dược: Thích hợp dùng trị lao phổi, ho suyễn ở người già suy nhược, thổ huyết, đạo hãn, tự hãn; còn dùng trị các chứng thiếu máu hư nhược, dương nuy di tinh, người già sợ lạnh, chảy nước mắt nhiều nước mũi v.v…
- Trung thảo dược Vân Nam: Bổ Phế, tráng Thận dương. Trị đàm đỗ ho suyễn.
 - Ứng dụng -
1. Dương nuy di tinh, lưng gối đau mỏi. Bổn phẩm bổ Thận ích tinh, có công hưng dương khởi nuy. Dùng trị Dương nuy di tinh do Thận dương bất túc, tinh huyết hư khuy có thể đơn dụng ngâm rượu, hoặc phối hợp thuốc bổ dương Dâm dương hoắc, Đổ trọng, Ba kích thiên v.v… thành phức phương dùng.
2. Ho lâu hư suyễn, lao khái đàm huyêt. Bổn phẩm ngọt bình, là loại phẩm tốt bình bổ Phế Thận, công năng bổ Thận ích Phế, cầm máu hóa đàm, cầm ho bình suyễn, nhất là lao khái đàm huyết dùng nhiều. Có thể đơn dụng hoặc phối hợp cùng dùng với Sa sâm, Xuyên bối mẫu, A giao, Sinh địa, Mạch đông v.v… Nếu Phế Thận lưỡng hư, nhiếp nạp không còn quyền xử trí, khí hư gây suyễn, có thể cùng dùng với Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hồ đào nhục v.v…
- Dùng thuốc phân biệt -
Cáp giới, Hồ đào nhục, Đông trùng hạ thảo đều vào Phế Thận giỏi bổ Phế ích Thận mà định ho suyễn, dùng vào chứng ho suyễn do Phế Thận lưỡng hư. Cáp giới bổ ích lực mạnh, thiên về bổ Phế khí, giỏi nạp khí định suyễn là yếu dược của Phế Thận hư suyễn, kiêm ích tinh huyết; Hồ đào nhân bổ ích lực hoãn, thiên trợ Thận dương, ôn Phế hàn, dùng vào chứng đau lưng dương hư và ho suyễn hư hàn kiêm nhuận trường thông tiện; Đông trùng hạ thảo bình bổ Phế Thận âm dương, kiêm cầm máu hóa đàm, dùng vào chứng hư suyễn ho lâu ngày, lao khái đàm huyết, là yếu dược điều bổ các chứng lao hư tổn.
 - Cách dùng và liều dùng -
 Sắc uống, 5 ~ 15g. Cũng có thể cho vào hoàn, tán.
 - Kiêng kỵ -
- Trung dược học: Người có biểu tà, không nên dùng.
- Tứ Xuyên Trung dược chí: Người có biểu tà dùng cẩn thận.
 - Nghiên cứu hiện đại -
 1. Thành phần hóa học:
- Đông trùng thảo hàm chứa crude protein 25.32%,amino acid thủy phân được aspartic acid, glutamic acid, serine, histidine, glucine, threonine, arginine, tyrosine, alanine, TCMLIByptophane, methboine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, ornithine, lysine. Còn hàm chứa chất béo 8.4%, trong đó hàm chứa fatty acid bão hòa (stearic acid) 13.0%,fatty acid không bão hòa (oleic acid chiếm 31.69%,β-linoleic acid chiếm 68.13%)82.2%. Còn hàm chứa cordycepic acid, tức là D-mannitol, vitamin A, C, B12, nicotinic acid, nicotinic amide, ergosterol, uracil, adenine, adenine nucleoside, ergosterol peroxide, cholesteryl palmitate và amylose hòa tan trong nước tức là galactomannan là do D-galactose và D-mannose 1molmà tổ hợp thành. Còn hàm chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, hàm lượng phossy cao nhất, kế đến là natri, kali, canxi, magie, nhôm, mangan, sắt, đồng, kẽm, boron, niken v.v… (Trung Hoa bản thảo).
- Bổn phẩm hàm chứa free amino acids của protein amino acid, trong đó  phần nhiều là  essential amino acid thể người, còn có nguyên tố đường, vitamin và canxi, kali, crom, niken, mangan, sắt, đồng v.v… (Trung dược học).
2. Tác dụng dược lý:
Có tác dụng trấn tĩnh, chống kinh quyết, hạ nhiệt v.v…đối với hệ  thống trung khu thần kinh, có tác dụng tăng cường đối với công năng miễn dịch cơ thể, nước và chất chiết cồn của trùng thảo ức chế rõ rệt trưởng thành khối u (tumor) bướu thịt chuột bạch con v.v…, dịch lỏng lên men của Trùng thảo khuẩn có thể chống lại thay đổi ST—T thiếu máu cơ tim thỏ nuôi, Trùng thảo khuẩn có tác dụng bảo hộ nhất định đối với nhồi máu cơ tim tính stress đối với chuột lớn, chất chiết nước Trùng thảo có tác dụng bảo hộ rõ rệt đối với suy thận cấp tính ở chuột lớn (Trung dược học).
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị hư suyễn: Đông trùng hạ thảo: 5 chỉ ~ 1 lượng, phối hợp chưng với vịt trống già dùng.
(Trung thảo dược Vân Nam)

+ Phương 2:  
Trị thiếu máu, dương nuy (liệt dương), di tinh: Đông trùng hạ thảo: 5 chỉ ~ 1 lượng, nấu cách thủy với thịt hoặc gà ăn.
(Trung thảo dược Vân Nam)

+ Phương 3:
Dùng Đông trùng hạ thảo sắc nước uống dùng luôn bã, điều trị bệnh nhân Suy thận mạn, bộ phận kết quả bệnh nhân công năng thận cải thiện, hạ thấp urea nitrogen, tăng cao hemoglobin.
(Tạp chí Trung y dược Thượng Hải, 1984, (2): 11)

+ Phương 4:
Ích Thận giáng chi phiến: (Đông trùng hạ thảo, Hoàng kì v.v…) điều trị Suy thận mạn hợp cùng Chứng mỡ máu cao có hiệu quả.
(Trung y Thiểm Tây,1990,11(6):247)

+ Phương 5:
Nhân sâm, Cáp giới, Đông trùng hạ thảo v.v… phối phương tỉ lệ điều trị Viêm phế quản mạn tính người già biến chứng Phế khí thũng nghẽn tắc có hiệu quả.
(Học báo viện Trung y học An Huy 1991,10(1):22)

+ Phương 6:
Viên nang Kim thủy bảo – Bột Nhân công trùng thảo đề cao công năng miễn dịch tế bào bệnh nhân ung thư, cải thiện triệu chứng lâm sàng.
(Tạp chí kết hợp Trung Tây y Trung Quốc, 1995,15(8):476)

+ Phương 7:
Đông trùng thảo phối ngũ với Sa sâm, Thái tử sâm v.v…có tác dụng hỗ trợ điều trị Lao phổi.
(Trung y Hà Nam, 1999,19(5):18)


(Còn chỉnh lý và cập nhật tiếp)
Biên soạn và dịch thuật
 Trần Hòang Bảo

Nhân sâm, Hồng sâm 人参 红参

Nhân sâm, Hồng sâm 人参 红参

Theo đông y Nhân sâm có vị ngọt, tính bình.

Công dụng Đại bổ nguyên khí, bổ phế ích Tỳ, sinh tân an thần (大补元气 补肺益脾 生津安神).

Nghiên cứu hiện nay, Nhân sâm có tác dụng:

- Tăng cường hệ miễn dịch (增强免疫力).

- Tăng cường năng lượng (提升能量).

- Cải thiện chức năng não (改善大脑功能): Tác dụng tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và các chức năng nhận thức khác.

- Giảm stress (缓解压力).

- Tăng cường sức khỏe tim mạch (促进心脏健康): Nhân sâm có thể giúp giảm cholesterol xấu, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

- Chống lão hóa (抗衰老): Nhân sâm chứa các chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho da khỏe mạnh và tươi trẻ.

- Hỗ trợ chức năng tình dục (提高性功能): Tăng cường chức năng tình dục ở cả nam và nữ.

- Điều chỉnh đường huyết (调节血糖).

Người dùng Nhân sâm, cần tư vấn thầy thuốc trước khi dùng, để đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy hiệu quả điều trị nhất định.

Bảo An Đường

Trần Hoàng Bảo

Zalo 0908 026179


Tam thất ( 三七 )

 



- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Tam thất
Tên khác: Sơn tất (山漆), Kim bất hóan (金不换), Huyết sâm (血参), Sâm tam thất (参三七), Điền tam thất (田三七), Điền tất (田漆), Điền thất (田七).
Tên Anh văn: Sanchi.
Tên Trung văn: 三七 SANQI
Tên La tinh:
Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen ex C.Chow [P.pseudo-ginseng Wall. Vart. Notoginseng (Burk.) Hoo et Tseng]

Nguồn gốc: Là rễ của Nhân sâm tam thất thực vật họ Ngũ gia (araliad).
 
- Phân bố -
Nuôi trồng hoặc sống hoang ở sườn núi, bóng mát rừng cây.
Chủ yếu nuôi trồng ở các nơi Vân Nam, Quảng Tây, Tứ xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây v.v… của Trung Quốc.



Tam thất


Dược liệu Tam thất
 - Thu hoạch -
Cuối hạ, đầu thu trước khi hoa nở hoặc mùa đông sau khi hạt đã chín thu họach. Chọn cây mọc trên 3 ~ 7 năm, đào móc lấy bộ rễ, bỏ sạch đất, cắt bỏ rễ nhỏ và gốc thân, phơi đến khô nửa, xát vò nhiều lần, sau đó phơi khô.
Lại bỏ trong đồ đựng, thêm vào cục sáp (paraphin), rung động nhiều lần, làm cho mặt ngòai sáng láng có sắc hơi nâu đen.
Bổn phẩm lấy vào mùa hạ, thu chắc đầy, phẩm chất khá tốt, gọi là Xuân thất; còn lấy vào mùa đông, hình nhỏ teo nhăn, chất lượng kém, gọi là Đông thất. Rễ nhánh thô cắt ra của nó gọi là Cân điều; nhỏ hơn là Tiễn khẩu tam thất; nhỏ nhất là Nhung căn.
Tam thất trồng nhân tạo, trồng nhiều ở đồng ruộng, gọi là Điền thất.
 
 - Bào chế -
Nhặt hết tạp chất, giã vụn, nghiền nhỏ hoặc thấm ướt cắt lát phơi khô.
Tam thất bột: lấy Tam thất, rửa sạch, sấy khô, nghiền bột mịn.
 - Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt hơi đắng, ấm.
- Cương mục: Ngọt hơi đắng, ấm, không độc.
- Bản thảo hối ngôn: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc.
 - Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt : Vào kinh Can, Vị, Đại trường.
- Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Dương minh, Quyết âm.
- Bản thảo cầu chân: Vào Can, Vị, kiêm Tâm, Đại trường.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh phế, Thận.
 - Công dụng và chủ trị -
Cầm máu, tán ứ, tiêu sưng, ngừng đau.
Trị ói máu, ho ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, huyết lỵ, băng lậu, trưng hà,sản hậu huyết vựng, ác lộ không xuống, té đánh ứ huyết, ngọai thương xuất huyết, nhọt sưng đau nhức.
- Cương mục: Cầm máu, tán huyềt, ngừng đau. Vết thương do tên hoặc kim khí, hoặc té ngã, gậy đánh ra máu không ngừng, nhai nát bôi hoặc làm bột thấm vậy, máu ắt cầm.
Cũng chủ về các bệnh ói máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, huyết lỵ, băng trung, kinh thủy không cầm, sản hậu ác huyết không xuống, huyết vận, huyết thống, mắt đỏ, nhọt sưng, hổ cắn, vết thương rắn cắn.
- Ngọc thu dược giải: Hòa dinh chỉ huyết, thông mạch hành ứ, hành ứ huyết mà liễm tân huyết. Phàm sản hậu, kinh kỳ, té đánh, nhọt sưng, tất cả ứ huyết đều phá; Phàm ói máu, chảy máu cam, băng lậu, vết thương do dao, bắn tên, tất cả tân huyết đều cầm.
Tam thất được mệnh danh là Kim sang yếu dược, người ta ví nó như Kim bất hóan (vàng không đổi), là thuốc thường dùng của thương khoa, ngọai khoa, trong Vân Nam bạch dược nổi tiếng của Trung Quốc cũng hàm chứa bổn phẩm.
Lá Tam thất, cũng có tác dụng cầm máu, tiêu viêm.

 - Cách dùng và liều dùng -
Trung dược học: Phần nhiều nghiền bột uống, 1 ~ 1,5g; Sắc uống 3 ~ 10g, cũng cho vào hòan, tán. Dùng ngòai lượng thích hợp, nghiền bột thấm ngòai hoặc điều đắp.
 - Kiêng kỵ -
- Trung dược đại từ điển: Phụ nữ có thai kỵ uống.
- Bản thảo tòng tân: Có thể tổn tân huyết, người không ứ trệ chớ dùng.
- Đắc phối bản thảo: Người huyết hư ói máu, chảy máu cam, huyết nhiệt vọng hành cấm dùng.
 - Bảo quản -
Để nơi khô ráo, mát, phòng mọt khóet.
 - Hiện đại nghiên cứu -
1. Thành phần hóa học: - Trong Tam thất hàm chứa nhiều loại thành phần hoạt tính  tetracyclic triterpenoid saponins nhóm dammarane. Trong rễ được ginsenoside-Rb1, Rb, Re, Rg1, Rg2, Rh1, 20-O-glucoginsenosideRf, notoginsenoside -R1, -R2, -R3, -R4, -R6, -R7, gypenoside XVII[1-5];trong thân rễ hình khối phân được: ginsenoside -Rb1, -Rb2, -Rd, -Re, -Rg1và notoginsenoside R1[4];trong rễ nhung phân được ginsenoside -Rb1, Rg1, Rh1và dannar-20(22)-ene-3β,12β,25-TCMLIBio 1-6-O-β-D-glucopyranoside v.v…; trong đầu mầm phân được ginsenoside-Rb1, Rd, Re, Rg1, Rh1, notoginsenoside R1, R4[8]. Còn trong bộ phận ngấm sâu trong nước của rễ phân được thành phần hữu hiệu cầm máu  dencichine, còn gọi Tam thất tố. là một loại amino acid đặc thù, kết cấu của nó là  β-N-oxalo-D-αβ-diaminopropionic acid, glutamic acid, arginine, lysine, leucine v.v…16 loại amino acid, trong đó 7 loại là cần thiết cho cơ thể người, lượng hàm chứa bình quân tổng amino acid là 7.73%[10]. Rễ còn hàm chứa polyacetylenes chống ung thư; panaxyTCMLIBiol [5] (Trung  Hoa bản thảo).
- Hàm chứa saponin(e), chủ yếu là  panaxoside Rb1、Rg1、Rg2 và lượng ít panaxoside Ra、Rb2、Rb và Re。Ngòai ra, còn hàm chứa flavone glycoside, tinh bột, protein, dầu mỡ v.v…(Y học bách khoa).
- Từ trong Tam thất phân được đơn thể họat tính cầm máu mạnh nhất, tức là β-oxalyl-L-α, β-diaminopropionic acid [Trung thảo dược, 17 (6): 34- 35, 1986)].
- Bổn phẩm chủ yếu hàm chứa saponin(e), flavone glycoside, amino acids v.v…Thành phần họat tính cầm máu là dencichine (Trung dược học).
2.  Tác dụng dược lý: 
- Bổn phẩm có thể rút ngắn thời gian xuất huyết và đông máu, có tác dụng chống ngưng tập tiểu cần và làm tan huyết khối; có thể xúc tiến sinh sản nhiều công năng tạo tế bào thân máu (hemopoietic stem cell), có tác dụng tạo máu; có thể giáng thấp huyết áp, làm giảm chậm nhịp tim, đối với các lọai thuốc gây ra rối lọan nhịp tim đều có tác dụng bảo hộ; có thể giáng thấp lượng ô xy hao hụt và tỉ suất sử dụng ô xy của cơ tim, giãn mạch máu não, tăng cường lưu lượng mạch máu não; có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể, có tác dụng giảm đau chống viêm, chống suy lão v.v…; Có thể điều trị bệnh biến teo niêm mạc bao tử chuột lớn rõ rệt, và có thể nghịch truyền tăng sinh không điển hình và hóa sinh thượng bì ruột của tuyến thượng bì, có tác dụng chống ung thư (Trung dược học).
- Bổn phẩm có thể rút ngắn thời gian đông máu, và tăng gia tiểu cầu mà có tác dụng cầm máu, hàm chứa saponin(e) A có tác dụng cường tim (Trung y phương dược học).
- Dịch chiết Tam thất tiêm tĩnh mạch chó gây mê có thể gây ra giáng áp nhanh và kéo dài lâu [Tam thất nghiên cứu thực nghiệm sơ bộ đối với ảnh hưởng tuần hòan máu mạch vành (Viện y học Võ Hán, 1972)].
 
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị ói máu, chảy máu cam: Sơn tất 1 chỉ, tự nhai, uống với nước cơm.
(Tần Hồ tập giản phương)
+ Phương 2:
Trị ói máu : Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy.
(Đồng thọ lục)
+ Phương 3:
Trị ho máu, kiêm trị ói máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu: Hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), Tam thất 2 chỉ, Huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. Phân 2 lần, nước sôi uống.
(Y học trung Trung tham Tây lục – Hóa huyết đơn)
+ Phương 4:
Trị huyết lỵ: Tam thất 3 chỉ, nghiền nhỏ, nước vo gạo điều uống.
(Tần Hồ tập giản phương)
+ Phương 5:
Trị đại trường ra máu: Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt điều uống 1, 2chỉ. Gia 5 phân vào thang Tứ vật cũng được.
(Tần Hồ tập giản phương)
+ Phương 6:
Sau sanh huyết nhiều: Tam thất nghiền nhỏ, nước cơm uống 1 chỉ.
(Tần Hồ tập giản phương)
+ Phương 7:
Trị mắt đỏ, vô cùng nặng: Tam thất căn mài nước thoa xung quanh.
(Tần Hồ tập giản phương)
+ Phương 8:
Trị vết thương do dao, thu miệng:
Long cốt tốt, Da voi, huyết kiệt, Nhân sâm tam thất, Nhũ hương, Mộc dược, Giáng hương bột các vị lượng bằng nhau. Làm bột, uống với rượu ấm hoặc thấm lên.
(Cương mục thập di – Thất bảo tán)
+ Phương 9:
Cầm máu: Nhân sâm tam thất, Sáp trắng, Nhũ hương, Giáng hương, Huyết kiệt, Ngũ bội, mẫu lệ các vị lượng bằng nhau. Không qua lửa, làm bột. Đắp vậy.
(Hồi xuân tập – Quân môn chỉ huyết phương)
+ Phương 10:
Trị nhọt sưng vô danh, đau nhức không ngừng: Sơn tất mài giấm gạo điều thoa, đã vỡ, nghiền bột thoa khô.
(Cương mục)
+ Phương 11:
Hổ cắn, vết thuơng côn trùng, Tam thất mỗi lần uống 3 chỉ, uống với nước cơm.
Ngòai ra lấy Tam thất nhai thoa chổ bị thương.
(Trung thảo dược đại tòan)
+ Phương 12:
Dùng Sanh Tam thất bột 1g,  mỗi ngày 2 ~3 lần hòa nước uống, điều trị 76 ca chứng mỡ máu cao, kết quả: hiệu suất hạ cholesterol là 78%, hiệu suất hạ triglyceridelà 57,5%, hiệu suất hạ β lipoprotein là 53 %
(Tạp chí Trung y, 1994, 2: 70)
+ Phương 13:
Dùng Tam thất bột 3g, sáng tối đều 1 lần hòa nước uống lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, điều trị 60 ca di chứng sau chấn động não, có tổng hiệu suất là 86,1%
(Hà Nam Trung y, 1997, 4; 235)
 + Phương 14:
Dùng Tam thất bột, Tây dương sâm đều 15g, mỗi ngày hòa uống 1g, 15 ngày là 1 liệu trình, điều trị 26 ca Phì đại tuyến tiền liệt, tổng hiệu suất là 88, 5%.
 (Tạp chí Trung y, 1994, 4: 199)
+ Phương 15:
Dùng Tam thất nghiền bột qua mắt rây 110, giấm điều thành dạng hồ để sẳn dùng, trước làm sạch mặt vết thương, rồi thoa cao thuốc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, điều trị 36 ca họai tử, thối rữa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu), qua thay thuốc 4 ~ 10 lần, tòan bộ trị khỏi.
(Thời Trân quốc y quốc dược, 1996, 4: 200)
+ Phương 16:
Tam thất bột 2 ~ 3 phân, uống 2 ~3 lần, điều trị tổng cộng 10 ca bệnh nhân Giãn phế quản, Lao phổi v.v… gây ra khạc huyết, trong đó cầm máu hòan tòan 8 ca.
[Hồ Nam khoa kĩ tình báo (Y học vệ sinh), (9): 24, 1972]
+ Phương 17:
Bột Sâm tam thất điều trị Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định:
Phương pháp dùng: Sâm tam thất bột 2 ~3 g, mỗi ngày uống 2 ~3 lần, liên tục dùng thuốc 2 tuần là 1 liệu trình, sau khi thuyên giảm châm chước giảm liếu, điều trị 10 ca Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định, hiệu quả thống kê sau khi dùng thuốc 5 ngày, kết quả 7 ca hiệu quả rõ rệt, 3 ca hữu hiệu.
 [Tạp chí Trung y Chiết Giang 21 (3): 106, 1986]
(Còn chỉnh lý và cập nhật tiếp)
Biên soạn và dịch thuật  
Lương Y Trần Hòang Bảo – www.baoanduong.vn

Nhân sâm 人参

 





- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Nhân sâm (Xuất xứ: Bản kinh).
Tên khác: Nhân hàm (人衔), Qủy cái (鬼盖), Thổ tinh (土精), Thần thảo (神草), Hòang sâm (黄参), Huyết sâm (血参), Địa tinh (地精), Bách xích xử (百尺杵), Hải du (海腴), Kim tỉnh ngọc lan (金井玉阑), Hài nhi sâm (孩儿参), Bổng trùy (棒棰).
+ Tên Anh văn: Ginseng, Ginseng Root
Tên Trung văn: 人参 RENSHEN
Tên La tinh: 
Panaxginseng C. A. Mey.[P.schin-seng Nees]
+ Nguồn gốc: Là rễ thực vật Nhân sâm, họ Ngũ gia (Araliaceae).

 - Phân bố -
Mọc ở trong rừng rậm, phân bố trong núi sâu Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh và Bắc Bộ Hà Bắc. Liêu ninh và Cát lâm có nuôi trồng nhiều,
Mọc hoang gọi là Dã sơn sâm; nuôi trồng gọi là Viên sâm.
Nếu đem Dã sơn sâm còn nhỏ di thực vào đồng ruộng, hoặc đem Viên sâm còn nhỏ di thực vào núi hoang thành Nhân sâm trưởng thành, gọi là Di sơn sâm.
Thân rễ thực vật này (Nhân sâm lô), rễ không cố định trên thân rễ (Nhân sâm điều), rễ nhánh nhỏ và rễ râu (Nhân sâm tu), lá (nhân sâm diệp), hoa (Nhân sâm hoa), quả (Nhân sâm tử) cũng dùng cung cấp làm thuốc.
 
 - Thu hoạch -
- Viên sâm (sâm vườn): Giửa tháng 9 ~10 đào Nhân sâm mọc trên 6 năm. Dùng cuốc chim cẩn thận giẫy lên, đề phòng đứt rễ và tổn thương rễ, bỏ đất, rồi tiến hành gia công.
Lọai tươi mới gọi là Viên sâm thủy tử.
Di sơn sâm mới tươi gọi là Di sơn sâm thủy tử.
- Dã sơn sâm: Giửa tháng 5 ~ 9 đào lên. Lấy gai nhọn nạy sạch đất, cẩn thận khêu lấy rễ và rễ râu ra, đề phòng gẫy đứt, làm sạch đất, lá thân. Lọai tươi gọi là Sơn sâm thủy tử.
 
 - Phương pháp chế -
Phép gia công bào chế Nhân sâm chủ yếu phân làm 4 lọai : lọai Hồng sâm, lọai Đường sâm, lọai Sinh sái sâm và lọai khác.
- Lọai Hồng sâm: lấy Viên sâm thủy tử cắt bỏ rễ nhánh và rễ râu, rửa tẩy sạch, hấp 2 ~3 giờ đồng hồ, đến khi rễ sâm hiện sắc vàng, dạng vỏ trong suốt 50% là được, lấy ra sấy khô hoặc phơi khô. Thành phẩm chủ yếu có Hồng sâm. Biên điều sâm v.v…
- Lọai Đường sâm: lấy sâm tươi rửa sạch, để vào trong nước sôi 3~ 7 phút vớt ra, lại cho vào trong nước mát ngâm độ 10 phút, lấy ra phơi khô, rồi hun qua Lưu hùynh. Sau đó dùng kim đặc chế cắm lổ nhỏ men theo hướng song song và vuông gốc  thể sâm, ngâm vào trong nước đường đặc (100ml dung tích nước 135g đường) trong 24 giờ. Sau khi lấy ra phơi 1 ngày, rồi dùng khăn ướt lau ướt, cho nó mềm ra, tiến hành cắm lỗ lân 2, ngâm vào trong nước đường đặc 24 giờ. Sau khi lấy ra, đánh vỡ tan đi đường nổi, phơi khô hoặc  nướng khô. Thành phẩm chủ yếu có Bạch nhân sâm (là hàng gia công của Viên sâm thủy tử hoặc Di sơn sâm thủy tử)., Đường sâm (là hàng gia công của các lọai sâm tươi) v.v…
- Lọai Sinh sái sâm (Sâm phơi sống): lấy sâm tươi rửa sạch, sau 1 ngày phơi nắng, rồi dùng Lưu hùynh hun qua sấy khô mà thành. Thành phẩm chủ yếu có Sinh sái sâm, Tòan tu sinh sái sâm, Bạch can sâm v.v…
- Lọai khác:
a. Kháp bì sâm: Phương pháp gia công tương tự như đường sâm, thường đem thể sâm ngâm trong nước 3 lần, mỗi lần 1~2 phút, lúc chừng 3 phần chín, rồi lấy rễ nhánh để vào trong nước sôi độ 20 phút. Sau khi cắm lỗ nhẹ thể sâm, bỏ vào nước đường hơi lõang ngâm 3 lần, lấy ra sấy nướng lửa nhỏ, làm vỏ và phần thịt rời ra, rồi dùng dao tre cắm nhẹ lớp vỏ ngòai, làm thành hình chấm tức thành.
b. Đại công sâm: Lấy sâm tươi ngâm nấu trong nước sôi sau phút chốc phơi khô. Thành phẩm Nhân sâm dễ ướt át nhả đường, nên để nơi khô mát, giử kín và phòng sâu khóet.
 
 - Bào chế -
- Lọai Đường sâm: Bỏ đi đầu thân rễ, cắt khúc là được.
- Lọai Hồng sâm: Bỏ đi đầu thân rễ, cắt khúc.
Hoặc dùng vải ướt bó lại, sau ướt mềm cắt lát, hong gió khô.
 
 - Tính vị -
Trung dược đại từ điển: Ngọt, hơi đắng, ấm- Trung dược học: Ngọt hơi đắng, bình
- Bản kinh: Vị gọt, hơi lạnh.
- Biệt lục: Hơi ấm, không độc.
- Bản thảo bị yếu: Sống, ngọt đắng, hơi mát; Chín, ngọt, ấm.
 
 - Qui kinh -
Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Phế.- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Tâm.
- Bản thảo diễn nghĩa bổ di: Vào Thủ thái ậm.
- Bản thảo hối ngôn: Vào 2 kinh Tỳ, Phế.
- Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Phế.
 
 - Công dụng và chủ trị -
Đại bổ nguyên khí, cố thóat sanh tân (tân dịch), an thần.
Trị hư lao hư tổn, ăn ít, biếng mỏi, phản vị nôn thức ăn, đại tiện họat tiết, hư ho suyễn xúc, tự ra mồ hôi bạo thóat, tim hồi hộp, hay quên, chóang váng đau đầu, liệt dương, tiểu nhiều lần, tiêu khát, phụ nữ băng lậu, trẻ con mạn kinh, và bệnh lâu không hồi phục, tất cả chứng khí huyết tân dịch không đủ.
- Bản kinh: Chủ bổ ngũ tạng, an tinh thần, ngừng kinh sợ hồi hộp, trừ tà khí, sáng mắt, khai tâm ích trí.
- Biệt lục: Điều trị trong bao tử ruột lạnh, tâm phúc cổ thống, ngực sườn nghịch đầy, hoắc lọan ói nghịch, điều trung, cầm tiêu khát, thông huyết mạch, phá kiên tích, khiến người không quê,
- Dược tính luận: Trị ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao thất thương, hư tổn ốm yếu, ói nghịch không xuống thức ăn, cầm hoắc lọan phiền muộn nôn ọe, bổ ngũ tạng lục phủ, bảo trung thủ thần. Tiêu đàm trong ngực, chủ phế nuy nôn mủ và bệnh động kinh, khí lạnh nghịch lên trên, thương hàn thức ăn không xuống, người bệnh mộng nhiều rối trí, gia mà dùng vậy.
- Nhật Hoa bản thảo: Điều trung trị khí, tiêu thức ăn khai vị.
- Trân châu nan: Dưỡng huyết bổ vị khí tả tâm hỏa.
- Y học khải nguyên: Trị Tỳ Vị dương khí không đủ và Phế khí không đủ, hơi ngắn, thiếu hơi, bổ trung ấm trung, tả hỏa tà trong Phế Tỳ Vị.
- Chủ tri bí yếu: Bổ nguyên khí, cầm tiêu chảy, sinh tân dịch.
- Điền Nam bản thảo: Trị Âm Dương không đủ, Phế khí hư yếu.
- Bản thảo mông thuyên: Định ho suyễn, thông sướng huyết mạch, tả âm hỏa, tư bổ nguyên dương.
- Cương mục: Trị các chứng hư nam nữ, phát sốt tự ra mồ hôi, chóang váng đau đầu, phản vị nôn thức ăn, sốt rét cách nhật, họat tả lỵ lâu ngày, tiểu tiện nhiều lần liên tiếp, nhỏ giọt, lao nhọc nội thương, trúng phong, trúng nắng, nuy tý, ói máu, ho máu, tiêu máu, huyết lâm, huyết băng, các chứng bệnh thai tiền sản hậu.
 
 - Cách dùng và liều dùng -
Uống trong: Sắc thang 0, 5 ~ 3 chỉ, thang lớn (Đại tể) 0, 3 ~ 1 lượng; cũng có thể nấu cao, hoặc cho vào hòan tán.
 
 - Kiêng kỵ -
Trung dược đại từ điển: Chứng thực, chứng nhiệt kỵ dùng.
- Trung dược học: Không nên cùng dùng với Lê lô.
- Bản thảo kinh tập chú: Phục linh làm sứ. Ghét Sửu sơ. Phản Lê lô.
- Dược đối: Sợ Ngũ linh chi. Ghét Tạo giáp. Đậu đen. Động Tử thạch anh.
- Dược tính luận: Mã lận làm sứ, ghét Lỗ hàm.
- Y học nhập môn: Người Âm hư hỏa ho thổ huyết dùng cẩn thận.
- Nguyệt trì nhân sâm truyền: Kỵ đồ sắt.
- Dược phẩm hóa nghĩa: Nếu Tỳ vị thực nhiệt, Phế bị hỏa tà, suyễn ho đàm thịnh, mới đầu thất huyết, hung cách đau khó thở, ế cách tiện bí, có trùng có tích, đều không thể dùng.
 
 - Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
- Bổn phẩm thành phần hàm chứa nhiều ginsenoside, dầu dễ bay hơi, amino acids, nguyên tố vi lượng, organic acid, glucide, vitamin v.v.. (Trung dược học).
- Rễ hàm chứa nhiều lọai ginsenoside, như ginsenoside Ra1、Ra2、Rb2、Rb3、Rc、Rd、Re、Rf、Rgl、Rg2、Rh1、Ro (Y học bách khoa)。
2. Tác dụng dược lý: 
Nhân sâm có tác dụng chống chóang, dịch tiêm Nhân sâm đối với chóang mất máu và chóang trúng độc cấp tính so với chóang do các nguyên nhân khác gây ra hiệu quả rõ rệt hơn. Có thể làm cho tim đập vào tâm suất tăng gia rõ rệt, lúc suy kiệt công năng tim, tác dụng cường tim càng rõ hơn; có thể làm hưng phấn tuyến yên – hệ thống vỏ tuyến thượng thận, đề cao năng lực phản ứng stress; Đối với quá trình hưng phấn và ức chế của họat động thần kinh cao cấp đều có tác dụng tăng cường; có thể tăng cường tính linh họat của quá trình họat động thần kinh, đề cao công năng lao động của não lực; Có tác dụng chống mệt mỏi, xúc tiến tổng hợp protein, RNA, DNA, xúc tiến công năng hệ thống tạo máu, điều tiết trao đổi cholesterol; có thể tăng cường công năng miễn dịch cơ thể, có tăng cường cơ năng tuyến sinh dục, có tác dụng dạng kích tố kích thích tuyến sinh dục; Có thể giáng thấp đường huyết. Ngòai ra còn có nhiều lọai tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống lợi niệu và chống u bướu v.v…Họat tính dược lý của Nhân sâm thường do trạng thái công năng cơ thể không giống nhau mà tác dụng hai hướng (Trung dược học).
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Dùng cấp cứu: Nhân sâm liều lớn (0,3 ~ 1lượng) sắc uống hoặc nấu cách thủy dùng, hoặc lấy dịch tiêm Nhân sâm (mỗi ml hàm chứa thuốc sống 0,57g) 2 ~ 4 ml tiêm cơ bắp hoặc tỉnh mạch., có thể dùng cấp cứu cơn chóang do tim, hoặc bệnh nhân hấp hối tột cùng nhất thời khác; Nhân sâm với Phụ hợp dùng có thể cứu trị chứng hư thóat vong dương.
- Điều trị bệnh hệ thống mạch máu tim: Nhân sâm đối với bệnh cao huyết áp, dinh dưỡng cơ tim không tốt, xơ cứng động mạch vành, đau thắt ngực v.v…. đều có tác dụng điều trị nhất định, có thể giảm nhẹ triệu chứng các lọai. Nhân sâm có tác dụng điều chỉnh đối với huyết áp không bình thường, hoặc cho rằng liều lượng thuốc không đồng có thể xuất hiện tác dụng bất đồng: Liều lượng thuốc nhỏ có thể đề cao huyết áp, liều lượng lớn giáng thấp huyết áp.
Người lớn liều thường dùng 1 ngày là 0,2 ~ 3 chỉ; cao ngâm Nhân sâm (mỗi ml bằng với 1g thuốc sống), mỗi lần uống 20 ~ 40 giọt, ngày uống 2~3 lần; Cồn Nhân sâm (hàm lượng 10%), mỗi lần 5 ml, ngày uống 2 ~3 lần; Nhân sâm bột, mỗi lần 3 ~ 6 phân, ngày uống 2 ~ 3 lần (Trung dược đại từ điển).
4. Phản ứng không tốt: Trường kỳ uống Nhân sâm hoặc thuốc chế Nhân sâm, có thể xuất hiện phản ứng không tốt như tiêu chảy, nổi chẩn ở da, mất ngủ, dị ứng thần kinh, tăng cao huyết áp, buồn uất, tính dục phát triễn quá mức ( hoặc trạng thái tính dục giảm), đau đầu, tim hồi hộp v.v… Xuất huyết là đặc trưng trúng độc cấp tính Nhân sâm. Lâm sàng còn có báo cáo Nhân sâm cáp giới tinh khẩu phục dịch gây viêm da tróc lột, Nhân sâm Phong vương tương gây tiểu ra máu do thận viêm cấp tính nặng thêm (Trung dược học).
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị dinh vệ khí hư, tạng phủ yếu ớt, tâm phúc căng đầy, không muốn ăn, ruột kêu tiêu chảy, nôn ọe ói nghịch:
Nhân sâm (bỏ lô), Bạch truật, Phục linh (bỏ vỏ), Cam thảo (chích) các vị lượng bằng nhau.
Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, nước 1 chén, sắc còn 7 phân, uống qua miệng, bất kễ lúc nào, cho vào chút muối, không cũng được.
(Cục phương – Tứ quân tử thang)

+ Phương 2:
Trị dương hư khí suyễn, tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn đầu vận: Nhân sâm 5 chỉ, Thục phụ tử 1 lượng. Phân làm 4 thiếp, mỗi thiếp dùng Gừng sống 10 lát, nước rót 2 chén, sắc còn 1 chén, uống ấm xa bửa ăn.
(Tế sinh phương)

+ Phương 3: Trị tâm khí bất định, ngũ tạng bất túc, hốt hỏang tim hồi hộp, nhầm lẫn sai quên, ngủ say mớ  sợ hải, bóng đè, khủng bố không yên hay giận không lúc, sáng hơi bớt tối nặng, tối hơi bớt sáng nặng, hoặc phát cuồng huyễn: Viễn chí (bỏ mầm và tim), Xương bồ mỗi vị 2 lượng, Nhân sâm, Bạch phục linh (bỏ vỏ) mỗi vị 3 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, luyện mật hòan lớn như hạt ngô đồng, Châu sa làm áo. Mỗi lần uống 7 hòan, thêm đến 20 hòan, uống với nước cơm ấm, sau bửa ăn trước khi đi ngủ, ngày 3 lần.
(Cục phương – Định chí hoàn)

+ Phương 4:
Trị tiêu khát gây nên uống vô độ: Nhân sâm, Qua lâu căn lượng bằng nhau. Sống nghiền nhỏ, luyện mật làm hòan, lớn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 hòan. Mạch môn làm thang tống uống.
(Nhơn trai trực chỉ phương – Ngọc hồ hòan)

+ Phương 5:
Sau khi cầm máu thuốc này bổ vậy: Nhân sâm lớn (bỏ mầm) 2 lượng, táo 5 trái. Mỗi lần dùng nước 2 chén sắc có 1 chén. Hớp từng ngụm nhỏ, sau khi uống ngủ 1 giấc sâu, trừ căn các bệnh.
(Thập dược thần thư – Độc sâm thang)

+ Phương 6:
Trị trẻ con sau khi làm kinh con ngươi không ngay:
Nhân sâm, A giao (gạo nếp sao thành châu) mỗi vị 1 chỉ. Nước 1 chén sắc còn 7 phân. Uống ấm, ban ngày lại uống, khỏi bèn ngừng.
(Nhơn trai trực chỉ phương)

+ Phương 7:
Trị hạ lỵ cấm khẩu: Nhân sâm, Liên nhục mỗi vị 3chỉ. Dùng nước giếng Tỉnh Hoa 2 chén sắc còn 1 chén, uống từng hớp nhỏ, hoặc thêm Hòang liên sao nước gừng 3 chỉ.
(Kinh nghiệm lương phương).

+ Phương 8:
Trị hoắc lọan phiền táo: Quế tâm 2 phân (bột), Nhân sâm nửa lượng (bỏ đầu thân rễ). thuốc trên dùng nước 1 chén lớn, sắc còn 7 phân, bỏ cặn lắng, phân 2 lần uống ấm.
(Thánh huệ phương)

+ Phương 9: Sâm Táo Trà
- Thành phần : Hồng táo 15 trái, Nhân sâm lượng thích hợp.
- Cách dùng : Bỏ Hồng táo và  Nhân sâm vào siêu đất ngâm nước nửa giờ, dùng lửa nhỏ sắc 30 phút thì dùng được.
- Công hiệu : Ích khí dưỡng huyết.
- Chứng thích ứng: Mùa đông da khô táo, nhão, da dẻ sần sùi.
- Thuyết minh: Lúc uống Nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải, để khỏi ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc.

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo
 

La Hán Quả 罗汉果

 La Hán Quả 罗汉果

- Nhuận hầu họng ngừng ho (润喉止咳).

- Hạ đường huyết (降血糖): La Hán Quả chứa chất ngọt tự nhiên gọi là mogroside, có độ ngọt cao nhưng không được hấp thụ vào cơ thể, nên không làm tăng đường huyết. Do đó, nó phù hợp cho những người bị tiểu đường hoặc cần kiểm soát đường huyết.

- Thanh nhiệt giải độc (清热解毒): điều trị các triệu chứng do nhiệt như cảm nắng, đau họng, và loét miệng.

- Nhuận tràng thông tiện (润肠通便).

- Chống oxy hóa (抗氧化): La Hán Quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, như vitamin C và flavonoid, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ tế bào.

-Tăng cường hệ miễn dịch (提高免疫力): Các polysaccharides trong La Hán Quả có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Dân gian thường dùng nấu nước thay trà uống, có thể thêm Cúc hoa tác dụng mát gan sáng mắt, hoặc Long nhãn dưỡng tâm an thần, tăng thêm khẩu vị uống ngon ngọt đậm đà hơn.

 Bảo An Đường

Trần Hoàng Bảo

Zalo 0908 026179