Xơ cứng bì










Thận trọng với hội chứng xơ cứng bì


Xơ cứng bì, còn gọi là bệnh Collagen, là hiện tượng rối loạn chất tạo keo và sự sản xuất protein. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, song hầu hết là phát hiện muộn. Các biến chứng thường gặp là mũi và miệng co lại, nuốt nghẹn, khó thở, phổi bị xơ hóa, suy tim.

Hội chứng xơ cứng bì thường bắt đầu xuất hiện ở đầu chi, sau đó lan dần đến mặt và thân mình. Vì thế, nó thường bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh tắc mạch, đặc biệt là bệnh thiếu máu đầu chi.

Nguy cơ bị xơ chứng bì ở phụ nữ cao gấp ba lần nam giới. Hầu hết bệnh nhân xơ cứng bì tử vong do suy kiệt vì nuốt nghẹn, ăn không được. Lúc đầu nghẹn với thức ăn đặc nhưng sau đó nghẹn cả đồ ăn lỏng. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị tiêu chảy do các cơ ở ruột non và ruột già đã bị giãn.

Các triệu chứng thường gặp:

- Dấu hiệu đầu tiên là hội chứng Raynaud như cảm giác lạnh, tím trắng ở đầu chi.

- Khi bệnh lan đến mặt thì da mặt bắt đầu cứng, mất nếp nhăn, mũi và miệng nhỏ lại, việc ăn uống bắt đầu khó khăn.

- Bệnh di chuyển xuống thân mình làm da trở nên cứng, phẳng, người bó lại như mặc một áo giáp bằng da, bụng cũng phẳng.

- Màu da có chỗ đậm, chỗ nhạt, không có lông, cơ thể không đổ mồ hôi, không véo da được.

- Vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi, người bệnh thấy đau khớp và đau ở những đầu ngón tay.

Nghiên cứu gây xơ cứng bì: một nghiên cứu mới đây của Anh đã “nhận mặt” khoảng 2.776 gene tham gia vào quá trình phát triển bệnh xơ cứng bì. Hoạt động bất thường của số gene này dường như không chỉ xuất hiện ở vùng da bệnh, mà còn ở cả vùng da khỏe. Điều này gợi ý bệnh xơ cứng bì bộc phát toàn thân, chứ không chỉ dừng lại ở vùng có triệu chứng.

Cách ngăn ngừa biến chứng:

- Giữ ấm cơ thể: do mạch máu bị hẹp, máu khó đến được các chi, đặc biệt là bàn tay, nên việc tiếp xúc môi trường lạnh càng làm mạch bị co hẹp lại. Việc giữ ấm cơ thể giúp giảm tổn thương mạch máu. Nếu không, người bệnh có thể phải tháo khớp do bị hoại tử ngón tay.

- Tập vật lý trị liệu: có tác dụng phòng ngừa biến chứng và làm chậm quá trình xơ hóa các khớp.

- Cần ăn đồ lỏng nhẹ, nuốt nhiều.

- Tập thở thường xuyên để hạn chế tốc độ xơ hóa thực quản và phổi.

(Theo Người lao động)
------------
Bài viết liên quan:

>> Bạn biết gì về bệnh xơ cứng bì toàn thể?
>> Bài thuốc đông y trị xơ cứng bì


Lương y Trần hoàng Bảo
Tư vấn miễn phí, nhận điều trị xơ cứng bì bằng đông y
- ĐT: 0908.026179 >> Kích Liên hệ địa chỉ