- Tên và nguồn gốc - |
- Tên thuốc: Cẩu kỷ tử (Xuất xứ: Biệt lục) - Tên khác: Cẩu khởi tử(苟起子), Điềm thái tử(甜菜子), Kỉ tử(杞子), Hồng thanh tiêu (红青椒), Cấu đề tử(构蹄子), Cẩu nãi tử(狗奶子), Cẩu kỉ quả(枸杞果), Địa cốt tử (地骨子), Cẩu gia gia(枸茄茄), Hồng nhĩ trụy (红耳坠), Huyết cẩu tử(血枸子, Cẩu địa nha tử(枸地芽子), Cẩu kỉ đậu (枸杞豆), Huyết kỉ tử(血杞子).- Tên Trung văn: 枸杞子 GOUQIZI - Tên Anh văn: Barbary Wolfberry Fruit, Fruit of Barbary Wolfberry, Fruit of MaTCMLIBimonyvine - Tên La tinh: Lycium barbarum L.[L. halimifolia-um Mill] - Nguồn gốc: Là quả đã chín của Cẩu kỉ hoặc Ninh Hạ cẩu kỉ thực vật họ Cà (Solanaceae). |
- Phân bố môi trường sống - |
Môi trường sinh thái: Sinh sống ở vùng ven núi, rãnh nước và sườn núi hoặc hố nước và nơi kênh nước v.v… Mọc hoang và nuôi trồng đều có. Phân bố ở các vùng Hoa Bắc, Tây Bắc (Trung Quốc). Các nơi khác cũng có nuôi trồng. |
- Thu hoạch - |
Mùa Hạ, Thu lúc quả đã chín thu hái, bỏ đi cuống quả, để nơi râm mát hong gió đến khi vỏ quả nổi lên vết nhăn, lại phơi nắng đến khi vỏ ngoài khô cứng, thịt quả mềm mại là được. Gặp lúc trời mưa có thể dùng lửa nhỏ sấy khô. |
- Bào chế - |
Sàng sạch tạp chất, nhặt bỏ cuống và núm còn lại. Dùng sống. Cương mục: Phàm dùng Cẩu kỉ, nhặt sạch cuống cành, lấy thứ tươi sáng rửa sạch, ngâm rượu 1 đêm, giã nát cho vào thuốc. |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, bình. - Trung dược học: Ngọt, bình. - Biệt lục: Hơi hàn, không độc. - Dược tính luận: Vị ngọt, bình. - Thực liệu bản thảo: Lạnh, không độc. |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển:Vào kinh Can, Thận. - Trung dược học: Vào kinh Can, Thận. - Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Túc thiếu âm, Túc quyết âm. - Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc thiếu âm Thận kinh, Thủ thiếu âm tâm. - Yếu dược phân biệt: Vào 2 kinh Can, Vị kiêm kinh Phế. |
- Công dụng chủ trị - |
Tư Thận, nhuận Phế, Bổ Can, sáng mắt. Trị Can Thận âm khuy, eo lưng gối mỏi mềm, choáng đầu, hoa mắt, mắt lờ mờ nhiều nước mắt, ho hư lao, tiêu khát, di tinh. - Đào Hoằnh Cảnh: Bổ ich tinh khí, cường thịnh âm đạo. - Dược tính luận: Năng bổ ích tinh các chứng bất túc, đổi nhan sắc, thay trắng, sáng mắt, an thần. - Thực liệu bản thảo: Mạnh gân chống lão hóa, trừ phong, bổ ích gân xương, có ích cho người, trừ hư lao. - Vương Hảo Cổ: Chủ bệnh Tâm khô cổ họng, đau tim, khát gây uống, bệnh Thận tiêu trung. - Cương Mục: Tư Thận, nhuận Phế, sáng mắt. - Bản thảo thuật: Trị Can phong huyết hư, mắt đỏ đau ngứa lờ mờ có màng che. Trị trúng phong huyền vựng (choáng đầu hoa mắt), hư lao, các chứng thấy huyết chứng, ho ra máu, nuy, ngất (quyết), co rút, tiêu đản, thương táo, di tinh, xích bạch trọc, cước khí, hạc tất phong. |
- Ứng dụng - |
Chứng Can Thận âm hư và suy sớm. Bổn phẩm có thể tư âm trong Can Thận, là loại bình bổ Thận tinh Can huyết. Trong phương thuốc điều trị tinh huyết bất túc gấy nên thị lực giảm, mắt lờ mờ đục nhân mắt, choáng đầu mắt hoa, lưng gối đau mỏi, di tinh hoạt tiết, tai điếc, răng lung lay, râu tóc bạc sớm, mất ngủ nhiều mộng cùng với chứng Can Thận âm hư, sốt cơn mồ hôi trộm, tiêu khát v.v….đều rất thường dùng. Có thể đơn dụng, hoặc phối ngũ với loại bổ Can Thận, ích tinh bổ huyết. Như (Thọ thế bảo nguyên) Cẩu kỉ cao đơn dụng bổn phẩm nấu cao uống; Thất bảo mỹ nhiệm đan (Tích thiện đường phương) cùng dùng nó với Hoài ngưu tất, Thỏ ty tử, Hà thủ ô v.v… Dùng nó có thể sáng mắt, cho nên dùng nhiều vào chứng 2 mắt khô rít, đục nhân mắt, mắt lờ mờ do Can Thận âm hư hoặc tinh khuy huyết hư, thường cùng dùng với Thục địa, Sơn thù du, Sơn dược, Cúc hoa v.v…, như Kỷ Cúc địa hoàng hoàn (Y cấp). |
- Kiêng kỵ - |
- Bản thảo kinh sơ: Tỳ Vị bạc nhược, người thường tiêu chảy chớ uống. - Bản thảo hối ngôn: Tỳ Vị có hàn đàm lãnh tích chớ uống. - Bản kinh phùng nguyên: Người nguyên dương khí suy, âm hư, tinh hoạt dùng thận trọng. - Bản thảo toát yếu: Được Thục địa thì tốt. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Bổn phầm hàm chứa betaine, polysaccharide, mỡ thô, protein thô, thiamine, riboflavin, thành phần nguyên tố vi lượng và nicotinic acid v.v… (Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: Cẩu kỉ tử có tác dụng xúc tiến miễn dịch, đồng thới có tác dụng điều tiết miễn dịch; có thể tăng cao mức testosterone máu, gây tác dụng cường tráng; có tác dụng xúc tiến công năng tạo máu; đối với người sức khỏe bình thường có tác dụng tăng bạch cầu rõ rệt; còn có tác dụng chống suy lão, chống đột biến, chống ung thư (antineoplastic), hạ mỡ máu, bảo hộ gan và chống gan nhiễm mỡ, hạ đường huyết, hạ huyết áp (Trung dược học). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1:Trị Can Thận bất túc, mắt hoa, hoặc đau mắt khô rít: Thục địa hoàng, Sơn thù nhục, Phục linh, Sơn dược, Đan bì, Cẩu kỉ tử, Cúc hoa. Luyện mật làm hoàn. (Y cấp – Kỉ cúc địa hoàng hoàn) + Phương 2: Trị hư lao hư tổn: Cẩu kỉ tử 3 thăng, Can đia hoàng (cắt), Thiên môn đông 1 thăng. 3 vị trên giã nhỏ, phơi cho khô, dùng lưới sàng, mật hòa làm hoàn, lớn như viên đạn, ngày 2 lần. (Cổ kim lục nghiệm phương – Cẩu kỉ hoàn) + Phương 3: Bổ hư, sanh cơ thịt, ích nhan sắc, béo khỏe người: Cẩu kỉ tử 2 thăng. Rượuu nho 2 thăng, quắp vụn, thêm rượu ngâm 7 ngày, lọc bỏ bã, uống bất cứ lúc nào. (Diên niên phương - Cẩu kỉ tử tửu) + Phương 4: Trị hư lao, hạ tiêu hư thương, hơi khát, tiểu tiện nhiều lần: Cẩu kỉ tử 1 lượng, Hoàng kì 1, 5 lượng (cắt), Nhân sâm 1 lượng (bỏ đầu mấm), Quế tâm 3 phân, Đương qui 1 lượng, Bạch thược dược 1 lượng. Giã sàng làm bột. Mỗi lần uổng 3 chỉ, dùng nước 1 chén vừa, cho vào Sanh khương nửa phân, táo 3 trái, kẹo mạch nha nửa phân, sắc đến 6 phân, bỏ bã, uống ấm trước bửa ăn. (Tháng Huệ phương – Cẩu kỉ tử tán) + Phương 5: An thần dưỡng huyết, tư âm tráng dương, ích trí, mạnh gân xương, sáng da, giữ nhan sắc: Cẩu kỉ tử (bỏ cuống) 5 thăng, Viên nhãn nhục 5 cân. 2 vị trên, dùng nước giếng 50 cân, dùng nồi đất củi dâu lửa riu riu sắc vậy, dần dần thêm nước sắc đến Kỉ Viên không mùi, 1 phương bỏ bã, lại lửa riu riu sắc thành cao, lấy ra, lọ sứ thu trữ. Không câu nệ thời gian uống liền 2, 3 muỗng canh. (Nhiếp sanh bí phẫu – Kỉ viên cao) + Phương 6: Trị Can hư hoặc gặp gió chảy nước mắt: Cẩu kỉ tử 2 thăng. Giã nát, bỏ vào trong túi lụa. Bỏ vào trong lọ, dùng rượu 1 đấu ngâm cạn, đóng kín chớ tiết khí, ba bảy ngày. Mỗi ngày uống vậy, tỉnh táo chớ say. (Thánh Huệ phương) + Phương 7: Mắt đỏ sinh màng che: Cẩu kỉ tử giã nước, ngày điểm 3, 5 lần. (Trửu hậu phương) + Phương 8: Lấy Cẩu kỉ tử rửa sạch, sấy khô, giã nát, mỗi ngày uống 20g, phân 2 lần nhai nuốt lúc bụng đói, 2 tháng là 1 liệu trình, điều trị viêm bao tử teo mạn tính, có hiệu quả nhất định. (Tạp chí Trung y 1987,2:12) + Phương 9: Dùng Cẩu kỉ tử, Nữ trinh tử, Đường đỏ chế thành xung tể, uống sau bửa ăn 30 phút, 1 ngày 2 lần, 4 ~ 6 tuần là 1 liệu trình, điều trị chứng mỡ máu cao có hiệu quả nhất định. (Tạp chí Trung dược Trung Quốc, 1991,6:372) + Phương 10: - Thành phần: Tang thầm tử 300g, Thục địa 259g; Hạn liên thảo, Chế Hà thủ ô mỗi vị 200g, Bắc câu kỉ 150g, Thỏ ty tử, Đương qui, Đan sâm mỗi vị 100g, Mật ong lượng vừa đủ. - Cách dùng: Theo chế pháp mật hoàn Trung dược chế sẳn để dành dùng. Lúc dùng, mỗi ngày sáng tối uống 1 lần, mỗi lần 9g. Cùng lúc uống thuốc, phối hợp xoa bóp nhẹ ngay chổ da đầu sinh tóc bạc . Mỗi lần 3 ~5 phút, sáng tối 1 lần, đến khi bệnh khỏi thì thôi. - Hiệu quả điều trị: Thuốc trên điều trị thanh thiếu niên tóc bạc 12 ca, hiệu quả trị liệu ổn định, đều trị khỏi. + Phương 11: -Thành phần: Bạch truật, Đương qui, Sung úy tử, Câu kỉ tử, Xa tiền tử, Hương phụ, Bạch thược mỗi vị 10g; Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Sanh địa, Hạ khô thảo mỗi vị 15g; Thanh tương tử 12g, Cam thảo 3g -Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. -Chứng thích ứng: Đục thủy tinh thể. + Phương 12: -Thành phần: Hoàng kỳ, Toàn đương qui mỗi vị 20g; Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Câu kỉ tử, Trạch lan, Hương phụ mỗi vị 15g, Ích mẩu thảo 30g; Ngũ linh chi, Bồ hoàng, Sài hồ, Vương bất lưu hành, Bạch thược, Tiêu bạch truật mỗi vị 10g; Trầm hương, Sinh cam thảo mỗi vị 5g. -Cách dùng: Thuốc trên sau khi sắc nước 3 lần hợp các dịch thuốc lại, phân sớm tối 2 lần uống ấm. Mỗi ngày 1 thang. -Hiệu quả trị liệu: Dùng phưong này điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ 75 ca, trị khỏi 73 ca, vô hiệu 2 ca. |
Biên sọan và dịch thuật Trần Hòang Bảo