Nhân sâm 人参

 





- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Nhân sâm (Xuất xứ: Bản kinh).
Tên khác: Nhân hàm (人衔), Qủy cái (鬼盖), Thổ tinh (土精), Thần thảo (神草), Hòang sâm (黄参), Huyết sâm (血参), Địa tinh (地精), Bách xích xử (百尺杵), Hải du (海腴), Kim tỉnh ngọc lan (金井玉阑), Hài nhi sâm (孩儿参), Bổng trùy (棒棰).
+ Tên Anh văn: Ginseng, Ginseng Root
Tên Trung văn: 人参 RENSHEN
Tên La tinh: 
Panaxginseng C. A. Mey.[P.schin-seng Nees]
+ Nguồn gốc: Là rễ thực vật Nhân sâm, họ Ngũ gia (Araliaceae).

 - Phân bố -
Mọc ở trong rừng rậm, phân bố trong núi sâu Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh và Bắc Bộ Hà Bắc. Liêu ninh và Cát lâm có nuôi trồng nhiều,
Mọc hoang gọi là Dã sơn sâm; nuôi trồng gọi là Viên sâm.
Nếu đem Dã sơn sâm còn nhỏ di thực vào đồng ruộng, hoặc đem Viên sâm còn nhỏ di thực vào núi hoang thành Nhân sâm trưởng thành, gọi là Di sơn sâm.
Thân rễ thực vật này (Nhân sâm lô), rễ không cố định trên thân rễ (Nhân sâm điều), rễ nhánh nhỏ và rễ râu (Nhân sâm tu), lá (nhân sâm diệp), hoa (Nhân sâm hoa), quả (Nhân sâm tử) cũng dùng cung cấp làm thuốc.
 
 - Thu hoạch -
- Viên sâm (sâm vườn): Giửa tháng 9 ~10 đào Nhân sâm mọc trên 6 năm. Dùng cuốc chim cẩn thận giẫy lên, đề phòng đứt rễ và tổn thương rễ, bỏ đất, rồi tiến hành gia công.
Lọai tươi mới gọi là Viên sâm thủy tử.
Di sơn sâm mới tươi gọi là Di sơn sâm thủy tử.
- Dã sơn sâm: Giửa tháng 5 ~ 9 đào lên. Lấy gai nhọn nạy sạch đất, cẩn thận khêu lấy rễ và rễ râu ra, đề phòng gẫy đứt, làm sạch đất, lá thân. Lọai tươi gọi là Sơn sâm thủy tử.
 
 - Phương pháp chế -
Phép gia công bào chế Nhân sâm chủ yếu phân làm 4 lọai : lọai Hồng sâm, lọai Đường sâm, lọai Sinh sái sâm và lọai khác.
- Lọai Hồng sâm: lấy Viên sâm thủy tử cắt bỏ rễ nhánh và rễ râu, rửa tẩy sạch, hấp 2 ~3 giờ đồng hồ, đến khi rễ sâm hiện sắc vàng, dạng vỏ trong suốt 50% là được, lấy ra sấy khô hoặc phơi khô. Thành phẩm chủ yếu có Hồng sâm. Biên điều sâm v.v…
- Lọai Đường sâm: lấy sâm tươi rửa sạch, để vào trong nước sôi 3~ 7 phút vớt ra, lại cho vào trong nước mát ngâm độ 10 phút, lấy ra phơi khô, rồi hun qua Lưu hùynh. Sau đó dùng kim đặc chế cắm lổ nhỏ men theo hướng song song và vuông gốc  thể sâm, ngâm vào trong nước đường đặc (100ml dung tích nước 135g đường) trong 24 giờ. Sau khi lấy ra phơi 1 ngày, rồi dùng khăn ướt lau ướt, cho nó mềm ra, tiến hành cắm lỗ lân 2, ngâm vào trong nước đường đặc 24 giờ. Sau khi lấy ra, đánh vỡ tan đi đường nổi, phơi khô hoặc  nướng khô. Thành phẩm chủ yếu có Bạch nhân sâm (là hàng gia công của Viên sâm thủy tử hoặc Di sơn sâm thủy tử)., Đường sâm (là hàng gia công của các lọai sâm tươi) v.v…
- Lọai Sinh sái sâm (Sâm phơi sống): lấy sâm tươi rửa sạch, sau 1 ngày phơi nắng, rồi dùng Lưu hùynh hun qua sấy khô mà thành. Thành phẩm chủ yếu có Sinh sái sâm, Tòan tu sinh sái sâm, Bạch can sâm v.v…
- Lọai khác:
a. Kháp bì sâm: Phương pháp gia công tương tự như đường sâm, thường đem thể sâm ngâm trong nước 3 lần, mỗi lần 1~2 phút, lúc chừng 3 phần chín, rồi lấy rễ nhánh để vào trong nước sôi độ 20 phút. Sau khi cắm lỗ nhẹ thể sâm, bỏ vào nước đường hơi lõang ngâm 3 lần, lấy ra sấy nướng lửa nhỏ, làm vỏ và phần thịt rời ra, rồi dùng dao tre cắm nhẹ lớp vỏ ngòai, làm thành hình chấm tức thành.
b. Đại công sâm: Lấy sâm tươi ngâm nấu trong nước sôi sau phút chốc phơi khô. Thành phẩm Nhân sâm dễ ướt át nhả đường, nên để nơi khô mát, giử kín và phòng sâu khóet.
 
 - Bào chế -
- Lọai Đường sâm: Bỏ đi đầu thân rễ, cắt khúc là được.
- Lọai Hồng sâm: Bỏ đi đầu thân rễ, cắt khúc.
Hoặc dùng vải ướt bó lại, sau ướt mềm cắt lát, hong gió khô.
 
 - Tính vị -
Trung dược đại từ điển: Ngọt, hơi đắng, ấm- Trung dược học: Ngọt hơi đắng, bình
- Bản kinh: Vị gọt, hơi lạnh.
- Biệt lục: Hơi ấm, không độc.
- Bản thảo bị yếu: Sống, ngọt đắng, hơi mát; Chín, ngọt, ấm.
 
 - Qui kinh -
Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Phế.- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Tâm.
- Bản thảo diễn nghĩa bổ di: Vào Thủ thái ậm.
- Bản thảo hối ngôn: Vào 2 kinh Tỳ, Phế.
- Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Phế.
 
 - Công dụng và chủ trị -
Đại bổ nguyên khí, cố thóat sanh tân (tân dịch), an thần.
Trị hư lao hư tổn, ăn ít, biếng mỏi, phản vị nôn thức ăn, đại tiện họat tiết, hư ho suyễn xúc, tự ra mồ hôi bạo thóat, tim hồi hộp, hay quên, chóang váng đau đầu, liệt dương, tiểu nhiều lần, tiêu khát, phụ nữ băng lậu, trẻ con mạn kinh, và bệnh lâu không hồi phục, tất cả chứng khí huyết tân dịch không đủ.
- Bản kinh: Chủ bổ ngũ tạng, an tinh thần, ngừng kinh sợ hồi hộp, trừ tà khí, sáng mắt, khai tâm ích trí.
- Biệt lục: Điều trị trong bao tử ruột lạnh, tâm phúc cổ thống, ngực sườn nghịch đầy, hoắc lọan ói nghịch, điều trung, cầm tiêu khát, thông huyết mạch, phá kiên tích, khiến người không quê,
- Dược tính luận: Trị ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao thất thương, hư tổn ốm yếu, ói nghịch không xuống thức ăn, cầm hoắc lọan phiền muộn nôn ọe, bổ ngũ tạng lục phủ, bảo trung thủ thần. Tiêu đàm trong ngực, chủ phế nuy nôn mủ và bệnh động kinh, khí lạnh nghịch lên trên, thương hàn thức ăn không xuống, người bệnh mộng nhiều rối trí, gia mà dùng vậy.
- Nhật Hoa bản thảo: Điều trung trị khí, tiêu thức ăn khai vị.
- Trân châu nan: Dưỡng huyết bổ vị khí tả tâm hỏa.
- Y học khải nguyên: Trị Tỳ Vị dương khí không đủ và Phế khí không đủ, hơi ngắn, thiếu hơi, bổ trung ấm trung, tả hỏa tà trong Phế Tỳ Vị.
- Chủ tri bí yếu: Bổ nguyên khí, cầm tiêu chảy, sinh tân dịch.
- Điền Nam bản thảo: Trị Âm Dương không đủ, Phế khí hư yếu.
- Bản thảo mông thuyên: Định ho suyễn, thông sướng huyết mạch, tả âm hỏa, tư bổ nguyên dương.
- Cương mục: Trị các chứng hư nam nữ, phát sốt tự ra mồ hôi, chóang váng đau đầu, phản vị nôn thức ăn, sốt rét cách nhật, họat tả lỵ lâu ngày, tiểu tiện nhiều lần liên tiếp, nhỏ giọt, lao nhọc nội thương, trúng phong, trúng nắng, nuy tý, ói máu, ho máu, tiêu máu, huyết lâm, huyết băng, các chứng bệnh thai tiền sản hậu.
 
 - Cách dùng và liều dùng -
Uống trong: Sắc thang 0, 5 ~ 3 chỉ, thang lớn (Đại tể) 0, 3 ~ 1 lượng; cũng có thể nấu cao, hoặc cho vào hòan tán.
 
 - Kiêng kỵ -
Trung dược đại từ điển: Chứng thực, chứng nhiệt kỵ dùng.
- Trung dược học: Không nên cùng dùng với Lê lô.
- Bản thảo kinh tập chú: Phục linh làm sứ. Ghét Sửu sơ. Phản Lê lô.
- Dược đối: Sợ Ngũ linh chi. Ghét Tạo giáp. Đậu đen. Động Tử thạch anh.
- Dược tính luận: Mã lận làm sứ, ghét Lỗ hàm.
- Y học nhập môn: Người Âm hư hỏa ho thổ huyết dùng cẩn thận.
- Nguyệt trì nhân sâm truyền: Kỵ đồ sắt.
- Dược phẩm hóa nghĩa: Nếu Tỳ vị thực nhiệt, Phế bị hỏa tà, suyễn ho đàm thịnh, mới đầu thất huyết, hung cách đau khó thở, ế cách tiện bí, có trùng có tích, đều không thể dùng.
 
 - Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
- Bổn phẩm thành phần hàm chứa nhiều ginsenoside, dầu dễ bay hơi, amino acids, nguyên tố vi lượng, organic acid, glucide, vitamin v.v.. (Trung dược học).
- Rễ hàm chứa nhiều lọai ginsenoside, như ginsenoside Ra1、Ra2、Rb2、Rb3、Rc、Rd、Re、Rf、Rgl、Rg2、Rh1、Ro (Y học bách khoa)。
2. Tác dụng dược lý: 
Nhân sâm có tác dụng chống chóang, dịch tiêm Nhân sâm đối với chóang mất máu và chóang trúng độc cấp tính so với chóang do các nguyên nhân khác gây ra hiệu quả rõ rệt hơn. Có thể làm cho tim đập vào tâm suất tăng gia rõ rệt, lúc suy kiệt công năng tim, tác dụng cường tim càng rõ hơn; có thể làm hưng phấn tuyến yên – hệ thống vỏ tuyến thượng thận, đề cao năng lực phản ứng stress; Đối với quá trình hưng phấn và ức chế của họat động thần kinh cao cấp đều có tác dụng tăng cường; có thể tăng cường tính linh họat của quá trình họat động thần kinh, đề cao công năng lao động của não lực; Có tác dụng chống mệt mỏi, xúc tiến tổng hợp protein, RNA, DNA, xúc tiến công năng hệ thống tạo máu, điều tiết trao đổi cholesterol; có thể tăng cường công năng miễn dịch cơ thể, có tăng cường cơ năng tuyến sinh dục, có tác dụng dạng kích tố kích thích tuyến sinh dục; Có thể giáng thấp đường huyết. Ngòai ra còn có nhiều lọai tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống lợi niệu và chống u bướu v.v…Họat tính dược lý của Nhân sâm thường do trạng thái công năng cơ thể không giống nhau mà tác dụng hai hướng (Trung dược học).
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Dùng cấp cứu: Nhân sâm liều lớn (0,3 ~ 1lượng) sắc uống hoặc nấu cách thủy dùng, hoặc lấy dịch tiêm Nhân sâm (mỗi ml hàm chứa thuốc sống 0,57g) 2 ~ 4 ml tiêm cơ bắp hoặc tỉnh mạch., có thể dùng cấp cứu cơn chóang do tim, hoặc bệnh nhân hấp hối tột cùng nhất thời khác; Nhân sâm với Phụ hợp dùng có thể cứu trị chứng hư thóat vong dương.
- Điều trị bệnh hệ thống mạch máu tim: Nhân sâm đối với bệnh cao huyết áp, dinh dưỡng cơ tim không tốt, xơ cứng động mạch vành, đau thắt ngực v.v…. đều có tác dụng điều trị nhất định, có thể giảm nhẹ triệu chứng các lọai. Nhân sâm có tác dụng điều chỉnh đối với huyết áp không bình thường, hoặc cho rằng liều lượng thuốc không đồng có thể xuất hiện tác dụng bất đồng: Liều lượng thuốc nhỏ có thể đề cao huyết áp, liều lượng lớn giáng thấp huyết áp.
Người lớn liều thường dùng 1 ngày là 0,2 ~ 3 chỉ; cao ngâm Nhân sâm (mỗi ml bằng với 1g thuốc sống), mỗi lần uống 20 ~ 40 giọt, ngày uống 2~3 lần; Cồn Nhân sâm (hàm lượng 10%), mỗi lần 5 ml, ngày uống 2 ~3 lần; Nhân sâm bột, mỗi lần 3 ~ 6 phân, ngày uống 2 ~ 3 lần (Trung dược đại từ điển).
4. Phản ứng không tốt: Trường kỳ uống Nhân sâm hoặc thuốc chế Nhân sâm, có thể xuất hiện phản ứng không tốt như tiêu chảy, nổi chẩn ở da, mất ngủ, dị ứng thần kinh, tăng cao huyết áp, buồn uất, tính dục phát triễn quá mức ( hoặc trạng thái tính dục giảm), đau đầu, tim hồi hộp v.v… Xuất huyết là đặc trưng trúng độc cấp tính Nhân sâm. Lâm sàng còn có báo cáo Nhân sâm cáp giới tinh khẩu phục dịch gây viêm da tróc lột, Nhân sâm Phong vương tương gây tiểu ra máu do thận viêm cấp tính nặng thêm (Trung dược học).
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị dinh vệ khí hư, tạng phủ yếu ớt, tâm phúc căng đầy, không muốn ăn, ruột kêu tiêu chảy, nôn ọe ói nghịch:
Nhân sâm (bỏ lô), Bạch truật, Phục linh (bỏ vỏ), Cam thảo (chích) các vị lượng bằng nhau.
Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, nước 1 chén, sắc còn 7 phân, uống qua miệng, bất kễ lúc nào, cho vào chút muối, không cũng được.
(Cục phương – Tứ quân tử thang)

+ Phương 2:
Trị dương hư khí suyễn, tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn đầu vận: Nhân sâm 5 chỉ, Thục phụ tử 1 lượng. Phân làm 4 thiếp, mỗi thiếp dùng Gừng sống 10 lát, nước rót 2 chén, sắc còn 1 chén, uống ấm xa bửa ăn.
(Tế sinh phương)

+ Phương 3: Trị tâm khí bất định, ngũ tạng bất túc, hốt hỏang tim hồi hộp, nhầm lẫn sai quên, ngủ say mớ  sợ hải, bóng đè, khủng bố không yên hay giận không lúc, sáng hơi bớt tối nặng, tối hơi bớt sáng nặng, hoặc phát cuồng huyễn: Viễn chí (bỏ mầm và tim), Xương bồ mỗi vị 2 lượng, Nhân sâm, Bạch phục linh (bỏ vỏ) mỗi vị 3 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, luyện mật hòan lớn như hạt ngô đồng, Châu sa làm áo. Mỗi lần uống 7 hòan, thêm đến 20 hòan, uống với nước cơm ấm, sau bửa ăn trước khi đi ngủ, ngày 3 lần.
(Cục phương – Định chí hoàn)

+ Phương 4:
Trị tiêu khát gây nên uống vô độ: Nhân sâm, Qua lâu căn lượng bằng nhau. Sống nghiền nhỏ, luyện mật làm hòan, lớn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 hòan. Mạch môn làm thang tống uống.
(Nhơn trai trực chỉ phương – Ngọc hồ hòan)

+ Phương 5:
Sau khi cầm máu thuốc này bổ vậy: Nhân sâm lớn (bỏ mầm) 2 lượng, táo 5 trái. Mỗi lần dùng nước 2 chén sắc có 1 chén. Hớp từng ngụm nhỏ, sau khi uống ngủ 1 giấc sâu, trừ căn các bệnh.
(Thập dược thần thư – Độc sâm thang)

+ Phương 6:
Trị trẻ con sau khi làm kinh con ngươi không ngay:
Nhân sâm, A giao (gạo nếp sao thành châu) mỗi vị 1 chỉ. Nước 1 chén sắc còn 7 phân. Uống ấm, ban ngày lại uống, khỏi bèn ngừng.
(Nhơn trai trực chỉ phương)

+ Phương 7:
Trị hạ lỵ cấm khẩu: Nhân sâm, Liên nhục mỗi vị 3chỉ. Dùng nước giếng Tỉnh Hoa 2 chén sắc còn 1 chén, uống từng hớp nhỏ, hoặc thêm Hòang liên sao nước gừng 3 chỉ.
(Kinh nghiệm lương phương).

+ Phương 8:
Trị hoắc lọan phiền táo: Quế tâm 2 phân (bột), Nhân sâm nửa lượng (bỏ đầu thân rễ). thuốc trên dùng nước 1 chén lớn, sắc còn 7 phân, bỏ cặn lắng, phân 2 lần uống ấm.
(Thánh huệ phương)

+ Phương 9: Sâm Táo Trà
- Thành phần : Hồng táo 15 trái, Nhân sâm lượng thích hợp.
- Cách dùng : Bỏ Hồng táo và  Nhân sâm vào siêu đất ngâm nước nửa giờ, dùng lửa nhỏ sắc 30 phút thì dùng được.
- Công hiệu : Ích khí dưỡng huyết.
- Chứng thích ứng: Mùa đông da khô táo, nhão, da dẻ sần sùi.
- Thuyết minh: Lúc uống Nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải, để khỏi ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc.

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo